Đo lường marketing là công đoạn không thể thiếu của mọi doanh nghiệp khi thực hiện các chương trình, chiến dịch truyền thông – tiếp thị, nhằm nắm bắt và cập nhật sớm nhất độ hiệu quả cũng như những biến động và rủi ro của các hoạt động đang triển khai. Đây chính là chìa khóa để tối ưu hóa các quy trình và chiến lược, giúp bạn nhận biết được tiến độ của chiến dịch cũng như những yếu tố hiệu quả và không hiệu quả. Từ đó, đưa ra các giải pháp cải thiện kịp thời, hỗ trợ chiến dịch đạt được mục tiêu kỳ vọng.
1. Tại sao doanh nghiệp cần phải đo lường marketing

Bất cứ một doanh nghiệp nào mong muốn xây dựng một chiến lược marketing hiệu quả, thì đều cần phải đo lường marketing. So với khoảng với khoảng thời gian tầm 5 – 10 năm trước, thì thời đại số 4.0 phát triển đã đem đến vô vàn những cơ hội kinh doanh tiềm năng cho doanh nghiệp, với sự mọc lên hàng loạt của các công cụ truyền thông số hóa tối ưu hơn, tiện lợi hơn và nhanh chóng hơn. Tuy nhiên, sự tiến bộ vượt bậc này cũng song hành cùng rất nhiều những khó khăn và trở ngại.
Một ví dụ cụ thể, hoạt động truyền thông – tiếp thị của thế kỷ 21 không chỉ gói gọn trong các kênh đại chúng truyền thống như Tivi, đài radio, báo giấy,.. mà mở rộng đa kênh với nhiều hình thức và cách tiếp cận phức tạp hơn, như mạng xã hội, báo điện tử, thiết bị công nghệ cao,…Hiện tượng này đã khiến cho hành trình nghiên cứu và nắm bắt hành vi của khách hàng mục tiêu trở nên gian nan hơn bao giờ hết, khi mà thói quen mua hàng của hộ sẽ được các nhân hóa theo thói quen, mở rộng trên rất nhiều điểm chạm khác nhau. Khi đó, để có thể nắm bắt được những biến động hành vi phức tạp này cũng như đưa ra các chiến lược marketing hiệu quả bám sát thực tế, doanh nghiệp cần phải có phương pháp đo lường marketing hiệu quả!
Biết vận dụng đúng cách các chỉ số đo lường hiệu quả marketing sẽ giúp người làm quảng cáo thấu hiểu hơn về khách hàng mục tiêu và các phản ứng của họ đối với chiến dịch từ thương hiệu. Dựa trên cơ sở đó, tối ưu hóa các phương pháp tiếp thị và bán hàng để đạt được mục tiêu kinh doanh.
2. Các chỉ số đo lường hiệu quả marketing mà doanh nghiệp cần nắm
2.1. Các loại chỉ số phổ biến:
Chỉ số đo lường marketing vô cùng đa dạng, ước tính có tới hơn 100 loại khác nhau và phân hóa theo từng ngành hàng và phương pháp tiếp thị cụ thể. Một vài chỉ số phổ biến mà người làm quảng cáo cần quan tâm là:
- Click-through rate (CTR); Đây là chỉ số đo lường phần trăm số lần một quảng cáo được nhấp vào trên tổng số lượt tiếp cận của quảng cáo ấy. Bởi vì quảng cáo là một phần của chiến dịch “push – đẩy” thương hiệu đến phía khán giả mục tiêu, CTR của chúng thường khá thấp, Vì vậy, nếu chỉ số này trong chiến dịch của bạn đạt từ 4% trở lên thì có nghĩa là hoạt động tiếp cận của bạn đang được triển khai khá hiệu quả rồi đó.
- Cost per lead (CPL): Đây là một chỉ số đo lường marketing thường được sử dụng để tính mức chi phí trung bình mà chiến dịch của bạn đã chi để tạo ra một khách hàng tiềm năng (Lead). CPL sẽ giúp bạn nắm được chỉ số Return on investment (ROI) của chiến dịch và phân bổ chi phí hợp lý vào những hoạt động hiệu quả nhất.
- Cost per acquisition (CPA): Gần như tương tự CPL, CPA là chỉ số tính toán mức chi phí trung bình mà doanh nghiệp phải bỏ ra để nhận được một khách hàng mới.
- Customer life value (CLV): CLV là chỉ số đo lường số tiền mà bạn mong đợi khách hàng sẽ chi ra cho sản phẩm/dịch vụ trong suốt quá trình họ gắn bó với doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể dự đoán chỉ số này dựa trên chân dung khách hàng và các cơ sở dữ liệu thu thập được trong quá khứ.
- Return on Investment (ROI): ROI của một chiến lược là chỉ số đo lường marketing quan trọng đối với doanh nghiệp, được tính bằng cách chia Customer Lifetime Value (CLV) cho Cost Per Acquisition. Nếu bạn có CPA cao nhưng CLV thấp, đó là dấu hiệu cho thấy bạn cần phải tối ưu chiến lược của mình để có thể tạo ra nhiều doanh thu hơn.
2.2. Chỉ số đo lường trên website:
Khi một khách hàng muốn tìm hiểu kĩ hơn về thương hiệu của bạn, điều đầu tiên họ làm sẽ là truy cập vào website, sau đó tham khảo về các thông tin sản phẩm/dịch vụ, nhấp vào mục “tư vấn”,… Vô vàn các hành vi chi tiết mà bạn có thể khai thác và áp dụng vào chiến lược bán hàng của mình. Một vài chỉ số đo lường hiệu quả marketing trên website thường gặp như:
- Page views: Là con số chỉ tổng lượt xem mà website của bạn nhận được trong một giai đoạn cụ thể, bao gồm cả lượt xem nhiều lần của cùng một khách hàng (Visitor). Số lượt xem (views) của 1 website sẽ tăng dần theo thời gian.
- Retention rates: Tỉ lệ người ghé thăm website trở lại trang của bạn sẽ chứng tỏ sự hứng thú của họ dành cho nội dung hoặc sự tăng cao của ý định mua hàng.
- Average time on page: Chỉ số này sẽ đo lường khoảng thời gian trung bình mà khán giả của bạn ở lại website. Average time on page càng cao, chứng tỏ nội dung mà website của bạn truyền tải đến người xem đủ hứng thú và hữu ích.
- Bounce rate: Đây là chỉ số đo lường marketing chỉ ra tỉ lệ thoát trang của người xem website xảy ra khi họ chỉ truy cập vào một page đơn lẻ của trang và sau đó lập tức thoát ra mà không thực hiện bất cứ hành động nào khác.
2.3. Chỉ số đo lường trên Mạng Xã Hội:

- Engagement metrics: Đây là bộ chỉ số được sử sụng phổ biến nhất bởi những người làm quảng cáo Mạng Xã Hội, bao gồm số lượt thích (Likes), bình luận (Comments), lượt theo dõi (Follows), chia sẻ (Shares),…
- Reach: Còn được gọi là lượt hiển thị, chỉ ra số lần mà quảng cáo của bạn được hiển thị trên trang của khán giả mục tiêu trên Mạng Xã Hội.
- Impression: Cao hơn chỉ số Reach là Impression, thể hiện số lần mà quảng cáo của bạn đưuojc nhìn thấy bởi khán giả mục tiêu của chiến dịch.
- Traffic: Lưu lượng khán giả mục tiêu truy cập vào website của thương hiệu từ chiến dịch quảng cáo triển khai trên Mạng Xã Hội.
- Brand mentions: Chỉ ra số lần mà thương hiệu của bạn (tên thương hiệu, tên sản phẩm/dịch vụ) được nhắc đến bởi khán giả trên các trang triển khai chiến dịch.
Bài viết liên quan: