Đo lường website là hoạt động quan trọng mà mọi doanh nghiệp cần ưu tiên trong thời đại công nghê chuyển đổi số 4.0. Theo nhiều nguồn nghiên cứu, để tìm hiểu về thông tin của một sản phẩm/dịch vụ nhằm tiến tới quá trình cân nhắc chốt đơn, hơn 60% khách hàng sẽ truy cập vào website của thương hiệu đó để tìm hiểu rõ hơn về những giá trị mà sản phẩm của công ty đem lại. Những điểm mạnh sáng giá của thương hiệu sẽ được thể hiện thông qua nội dung website, hình ảnh, thiết kế trang,..Muốn nắm rõ hành vi mua sắm và thái độ của khách hàng mục tiêu, việc đo lường trang web một cách hiệu quả là vô cùng cần thiết.
1. Các chỉ số đo lường website phổ biến:

– Traffic (Lưu lượng truy cập): Đây là chỉ số được sử dụng để đo lượng truy cập website trong một khoảng thời gian cụ thể. Qua đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành nghiên cứu để tìm ra cách tăng lượt truy cập hiệu quả nhất. Traffic cũng được chia làm hai loại: Lượng truy cập tự nhiên (Organic traffic) và lượng truy cập trả phí (Paid traffic).
Khác với Organic traffic được tính dựa trên lượng truy cập tự nhiên của người xem, Paid traffic là lưu lượng đến từ các quảng cáo (Google PPC Ads, Facebook Ads,…). Thay vì doanh nghiệp phải tốn quá nhiều công sức để tối ưu website nhằm gia tăng lượt truy cập miễn phí, việc tận dụng Paid traffic sẽ giúp bạn tìm được những người ghé thăm tiềm năng hơn cho website, cơ hội tạo ra nhiều chuyển đổi hơn.
– Session (Phiên truy cập): Đây là một chỉ số đo lường website khá phổ biến, tính toán số lần mầ người dùng truy cập vào website của bạn, sau đó thực hiện nhiều hành động như: Đọc nội dung, nhấp vào quảng cáo, đăng kí thông tin,… trong một khoảng thời gian nhất định.
– Click-through rate (CTR): Đây là chỉ số đo lường phần trăm số lần một quảng cáo được nhấp vào trên tổng số lượt tiếp cận của quảng cáo ấy. Bởi vì quảng cáo là một phần của chiến dịch “push – đẩy” thương hiệu đến phía khán giả mục tiêu, CTR của chúng thường khá thấp, Vì vậy, nếu chỉ số này trong chiến dịch của bạn đạt từ 4% trở lên thì có nghĩa là hoạt động tiếp cận của bạn đang được triển khai khá hiệu quả rồi đó.
– Bounce rate: Đây là chỉ số đo lường marketing chỉ ra tỉ lệ thoát trang của người xem website, xảy ra khi họ chỉ truy cập vào một page đơn lẻ của trang và sau đó lập tức thoát ra mà không thực hiện bất cứ hành động nào khác.
– Time on site: Hay còn được gọi là Average time on page, chỉ số này sẽ đo lường khoảng thời gian trung bình mà khán giả của bạn ở lại website. Average time on page càng cao, chứng tỏ nội dung mà website của bạn truyền tải đến người xem đủ hứng thú và hữu ích.
– Conversion rate (Tỉ lệ chuyển đổi): Đây là một trong những chỉ số đo lường website quan trọng được các nhà quảng cáo quan tâm nhất. Conversion rate càng cao, chứng tỏ hoạt động SEo nói riêng và các chiến lược quảng cáo nói chung của doanh nghiệp đang hoạt động tốt.
– Domain Authority (Gọi tắt là DA): Là điểm xếp hạnh của website, nằm trong khoảng từ 0 đến 100. Điểm DA càng cao tương ứng với khả năng được xếp hạng cao hơn trong kết quả tìm kiếm (Search Engine Results Page – SERP)
– Page views: Là con số chỉ tổng lượt xem mà website của bạn nhận được trong một giai đoạn cụ thể, bao gồm cả lượt xem nhiều lần của cùng một khách hàng (Visitor). Số lượt xem (views) của 1 website sẽ tăng dần theo thời gian.
2. Các công cụ đo lường website hiệu quả

Để có thể nắm bắt các chỉ số trên, doanh nghiệp cần sự hỗ trợ của các công cụ đo lường website nhằm nâng cao hiệu suất, chất lượng và độ chính xác của số liệu. Dưới đây là một số loại công cụ phổ biến và hữu ích thường được sử dụng:
– Google Analytics: Đây là một trong những công cụ đo lường được sử dụng nhiều nhất trên toàn thế giới, chiếm được sự tin tưởng của người dùng nhờ sở hữu nhiều chức năng tối ưu cho việc phân tích và đo lường traffic website cực kỳ hiệu quả như: Số lượng người dùng truy cập, thiết bị sử dụng, yếu tố nhân khẩu học (Giới tính, độ tuổi,…)
– Alexa: Khác với Google Analytics, Alexa sẽ tập trung vào việc theo dõi và cải thiện thứ hạng website trên kết quả tìm kiếm, đồng thời hỗ trợ nhận diện đối thủ cạnh tranh tốt hơn.
– Semrush: Đây là loại công cụ tập trung chủ yếu vào phân tích đối thủ cạnh tranh. Sở hữu cơ sở dữ liệu với hơn 100 triệu keyword, Semrush sẽ cung cấp cho doanh nghiệp bạn một nguồn thông tin khổng lồ về xu hướng tìm kiếm của người dùng, những hệ thống từ khóa có độ cạnh tranh cao,… giúp bạn nâng cao quy trình tiếp cận khách hàng.
– Google Pagespeed Insights: Công cụ này sẽ là trợ thủ đắc lực của bạn trong việc đánh giá chất lượng website. Với thang điểm trải rộng từ 1 – 1000, Google Pagespeed Insights cho bạn biết tình trạng hiệu suất của trang cũng như đưa ra các đề xuất tối ưu giúp bạn khắc phục những điểm yếu còn tồn tại.
Bài viết liên quan