like98

Bật mí những điều chưa biết về cơ sở dữ liệu

Nội dung

Database hay cơ sở dữ liệu là cụm từ được sử dụng rất nhiều trong lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, website… là thành phần vô cùng quan trọng để xây dựng và phát triển phần mềm, ứng dụng. Vậy cơ sở dữ liệu là gì? Hãy cùng DATACENTERS tìm hiểu nhé!

1. Cơ sở dữ liệu (Database) là gì?

Cơ sở dữ liệu là một tập hợp có tổ chức các thông tin, dữ liệu được xây dựng theo một cấu trúc nào đó. Mục đích chính là để đáp ứng nhu cầu khai thác, sử dụng của con người. Cơ sở dữ liệu thường được quản lý bởi hệ cơ sở dữ liệu. 

Theo đó, hệ cơ sở dữ liệu là một phần mềm có nhiệm vụ chính là lưu trữ, hỗ trợ đọc, chỉnh sửa, thêm hay khôi phục thông tin một cách dễ dàng.

Cơ sở dữ liệu - Database
Cơ sở dữ liệu – Database

2. Cơ sở dữ liệu dùng để làm gì?

Cơ sở dữ liệu là hệ thống thông tin có cấu trúc, có tính nhất quán được lưu trữ tại các thiết bị lưu trữ, nhằm phục vụ nhu cầu khai thác và sử dụng cho nhiều người.

2.1 Các chức năng của cơ sở dữ liệu

Các cơ sở dữ liệu được sắp xếp theo cấu trúc riêng, tạo thành các trường dữ liệu hay bảng dữ liệu có thể liên kết với nhau. Chính vì vậy, các doanh nghiệp sử dụng dữ liệu được lưu trữ trong cơ sở dữ liệu để đưa ra các quyết định. Một số cách tổ chức sử dụng dữ liệu bao gồm:

  • Theo dõi khách hàng: Cơ sở dữ liệu lưu trữ thông tin khách hàng, chẳng hạn như khách hạn hoặc người dùng hay mua sản phẩm nào, tên, địa chỉ và hành vi của khách hàng. Dữ liệu này để đề xuất nội dung cho người dùng và cải thiện trải nghiệm.
  • Cải thiện kinh doanh: Các công ty thu thập dữ liệu về quy trình kinh doanh, chẳng hạn như bán hàng, xử lý đơn hàng và dịch vụ khách hàng.  Họ phân tích dữ liệu đó để cải thiện quy trình, mở rộng kinh doanh và tăng doanh thu.

 

2.2 Các loại cơ sở dữ liệu

Có nhiều loại cơ sở dữ liệu, chúng được phân loại theo nhiều dạng để có thể quản lý các dữ liệu một cách dễ dàng, sau đây là một vài loại của cơ sở dữ liệu:

  • Database quan hệ: Cơ sở dữ liệu quan hệ bao gồm các bảng, chúng là các dữ liệu khác nhau được lưu trữ trong các bảng nhưng giữa chúng lại có mối quan hệ với nhau. Một số hệ quản trị hỗ trợ database quan hệ hiện rất được ưa chuộng như: MySQL, MS SQL Server…..
  • Database bán cấu trúc: Loại database này được lưu với định dạng XML, nó có thông tin mô tả dữ liệu và đối tượng được trình bày trong các thẻ tag. Database bán cấu trúc có ưu điểm vượt trội đó là lưu trữ được nhiều loại data khác nhau, chính vì vậy nó đang dần khẳng định được vị trí và giá trị sử dụng của mình.
  • Database hướng đối tượng: Các cơ sở dữ liệu này chứa dữ liệu được tạo bằng ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng. 

 

3. Quản trị cơ sở dữ liệu

Quản trị cơ sở dữ liệu (Database Management System) một hệ thống phần mềm, cho phép người dùng thực hiện các thao tác như nhập dữ liệu, truy xuất, cập nhật và quản lý thông tin.

Quản trị cơ sở dữ liệu được coi là xương sống kết nối tất cả phân đoạn của vòng đời thông tin. Nó có ý nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp:

  • Ngăn chặn việc mất dữ liệu: Các thoogn tin quan trọng sẽ được lưu giữ cẩn thận và ngăn chặn truy cập từ các nguồn thứ cấp không rõ ràng.
  • Tăng hiệu quả kinh doanh: Một doanh nghiệp thành công khi học biết nắm bắt thời cơ, dữ liệu là một trong những thứ cần thiết trước khi học đưa ra quyết định.
  • Truy cập thông tin nhanh hơn: Khi có hệ thống quản lý, nhân viên sẽ truy cập dữ liệu nhanh hơn, dễ tìm kiếm cũng như truy xuất thông tin.

3.1 Chức năng của hệ quản trị cơ sở dữ liệu

Sử dụng hệ quản trị cơ sở dữ liệu sẽ mang đến nhiều lợi ích bất ngờ cho người dùng. Nguyên nhân là bởi chúng sở hữu những chức năng cơ bản sau:

  • Cung cấp cách tạo lập cơ sở dữ liệu: Người dùng được cung cấp công cụ để tạo lập, khai báo và các cấu trúc dữ liệu.
  • Cung cấp môi trường cập nhật và khai thác dữ liệu: Một hệ quản trị dữ liệu cung cấp cho người dùng ngôn ngữ thao tác dữ liệu để diễn tả các yêu cầu như thêm, xóa, sửa dữ liệu…
  • Cung cấp công cụ kiểm soát, điều khiển truy cập vào cơ sở dữ liệu: Cụ thể, để đảm bảo an ninh, phát hiện và ngăn chặn những truy cập không cho phép. Đôi khi còn khôi phục cơ sở dữ liệu liên quan đến phần cứng hay phần mềm và quản lý chi tiết các mô tả dữ liệu.
he quan tri co so du lieu
Hệ quản trị cơ sở dữ liệu

3.2 Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu

Có 3 bước để xây dựng cơ sở dữ liệu đó là:

Bước 1: Khảo sát

  • Tìm hiểu yêu cầu quản lý CSDL 
  • Xác nhận và phân tích dữ liệu cần lưu trữ 
  • Phân tích các bước chức năng cần có

Bước 2: Thiết kế

  • Thiết kế cơ sở dữ liệu
  • Lựa chọn hệ quản trị dữ liệu cần thiết
  • Xây dựng hệ thống 

Bước 3: Thử nghiệm và kiểm tra

Tiến hành chạy thử khi đã cập nhật đủ dữ liệu. Nếu hệ thống đáp ứng đầy đủ yêu cầu thì hãy đưa vào sử dụng. Ngược lại, nếu hệ thống chưa hoàn chỉnh, còn lỗi thì cần rà soát và khắc phục trước khi đưa vào chính thức.

Với sự trợ giúp của cơ sở dữ liệu cũng như công cụ máy tính khác, các chuyên gia trong các tổ chức có thể sử dụng cơ sở dữ liệu để tạo điều kiện cho việc ra quyết định, sự nhanh nhẹn và khả năng mở rộng được cải thiện và hiệu quả. 

Xem thêm