like98

Data Model là gì? Các dạng Data Model phổ biến

Mục lục

Đối với những cá nhân, doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Công nghệ thông tin, Data Model (Mô hình dữ liệu) là thành phần không thể thiếu trong bất kỳ dự án nào. Ngày nay, Data Model còn ứng dụng mạnh mẽ trong các ngành Khoa học dữ liệu, Kinh doanh, Giáo dục,… Với từng ngành, chuyên viên cần áp dụng một hoặc nhiều dạng Data Model thích hợp để hoàn thành dự án của mình.

Data Model là gì? Data Model là gì?

1.  Data Model là gì?

Data Model (Mô hình dữ liệu) là thuật ngữ quan trọng trong các hoạt động quản lý cơ sở dữ liệu, nó mô tả cách mà dữ liệu được tổ chức, lưu trữ và quản lý. Data Model giúp định nghĩa các đối tượng, thuộc tính và mối quan hệ giữa chúng, đồng thời cung cấp cách thức để truy xuất và hiển thị dữ liệu dễ hiểu và dễ sử dụng.

Mô hình dữ liệu miêu tả cách dữ liệu được tổ chức và liên kết với nhau. Các thành phần chính của Data Model bao gồm:

  • Thực thể (Entity): Thực thể là đối tượng có sự tồn tại độc lập trong thế giới thực, như một sản phẩm, một khách hàng hoặc một đơn đặt hàng.
  • Thuộc tính (Attribute): Thuộc tính là thông tin của một thực thể. Ví dụ như tên, địa chỉ, số điện thoại…
  • Mối quan hệ (Relationship): Mối quan hệ là sự liên kết giữa các thực thể, xác định cách chúng liên quan với nhau. 
  • Khóa chính (Primary Key): Đây là một thuộc tính hoặc tập hợp các thuộc tính nhất định nhằm xác định một thực thể duy nhất trong một bảng.
  • Khóa ngoại (Foreign Key): Đây là một thuộc tính trong bảng tham chiếu đến khóa chính trong bảng khác, tạo nên mối quan hệ giữa các bảng.

Các thành phần của Data Model Các thành phần của Data Model

2. Các dạng Data Model

2.1. Hierarchical Data Model (Mô hình dữ liệu phân cấp)

Hierarchical Data Model là một dạng mô hình dữ liệu được sử dụng để miêu tả cấu trúc dữ liệu theo hình thức cây, trong đó các đối tượng dữ liệu được tổ chức theo một thứ tự phân cấp và theo quan hệ cha – con. Mỗi nút trong cây biểu diễn một đối tượng dữ liệu, trong khi các liên kết giữa các nút biểu thị quan hệ cha-con. Các quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu được xác định bởi các khóa nằm ở các nút cha và được sử dụng để kết nối với các nút con.

Mô hình dữ liệu phân cấp được sử dụng trong các ứng dụng quản lý dữ liệu lớn, đặc biệt là trong các ứng dụng khai thác và quản lý dữ liệu phân tán. Tuy nhiên, mô hình này có hạn chế trong tính linh hoạt và khả năng mở rộng, đặc biệt khi phải xử lý các truy vấn phức tạp và thay đổi cấu trúc dữ liệu.

Mô hình dữ liệu phân cấp Mô hình dữ liệu phân cấp

2.2. Network Data Model (Mô hình dữ liệu mạng)

Đây là mô hình dữ liệu được sử dụng để miêu tả quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu dưới dạng mạng lưới, trong đó mỗi đối tượng có thể có nhiều quan hệ với các đối tượng khác. Mô hình này khác với mô hình phân cấp bởi vì nó cho phép một đối tượng có nhiều đối tượng cha và con khác.

Trong mô hình dữ liệu mạng, các đối tượng dữ liệu được biểu diễn bởi các nút, còn các quan hệ giữa các đối tượng được biểu diễn bởi các cạnh hoặc liên kết giữa các nút. Các nút và liên kết được đặt tên để mô tả quan hệ giữa các đối tượng dữ liệu.

Mô hình dữ liệu mạng được sử dụng trong các ứng dụng có tính phức tạp cao, đặc biệt là trong các hệ thống thông tin khoa học và kỹ thuật, nơi các đối tượng có thể có nhiều quan hệ với nhau và cần phải được tìm kiếm và truy vấn một cách hiệu quả. Tuy nhiên, mô hình này cũng có hạn chế trong việc quản lý và duy trì, đặc biệt khi cấu trúc dữ liệu thay đổi thường xuyên.

2.3. Relational Data Model (Mô hình dữ liệu quan hệ)

Mô hình dữ liệu quan hệ được sử dụng để mô tả dữ liệu trong các hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu quan hệ. Mô hình này được đề xuất bởi E.F Codd vào những năm 1970 và đến nay vẫn là một trong những mô hình dữ liệu phổ biến nhất.

Trong mô hình dữ liệu quan hệ, dữ liệu được tổ chức thành các bảng (tables) có liên quan đến nhau thông qua các khóa chính (primary keys) và khóa ngoại (foreign keys). Mỗi bảng đại diện cho một đối tượng hoặc một loại đối tượng trong hệ thống và chứa các cột (columns) đại diện cho các thuộc tính của đối tượng đó.

3. Lợi ích của Data Model

Lợi ích của mô hình dữ liệu Lợi ích của mô hình dữ liệu

  • Tiêu chuẩn hóa các nguồn dữ liệu: Đảm bảo các đối tượng dữ liệu dành cho các cơ sở dữ liệu được trình bày một cách chính xác. Việc bỏ sót các dữ liệu có thể dẫn đến sai lệch thông số trong các báo cáo vào tạo ra các kết quả sai lệch.
  • Giúp doanh nghiệp có thể thiết kế và áp dụng database một cách hiệu quả: Các mô hình dữ liệu có thể giúp thiết kế các database chính xác hơn, hiệu quả hơn và logic hơn. Data model cung cấp cho doanh nghiệp một bức tranh tổng thể về nền tảng dữ liệu và là nguyên liệu để tạo ra các database.
  • Quản lý doanh nghiệp: Quản lý các nhóm mô hình dữ liệu, các quy trình, danh mục đầu tư và vòng đời của khách hàng, sản phẩm, hiệu quả Marketing giúp doanh nghiệp quản lý triệt để được các hoạt động trong công ty.
  • Hỗ trợ nâng cấp BI của doanh nghiệp: Nâng cấp BI của doanh nghiệp và giúp doanh nghiệp xác định các cơ hội mới, bằng việc mở rộng khả năng xử lý và lưu trữ, khả năng nắm bắt và quản lý các nguồn dữ liệu trong doanh nghiệp
  • Tăng khả năng tích hợp trong hệ thống doanh nghiệp: Data Model hỗ trợ doanh nghiệp tích hợp chặt chẽ các hệ thống thông tin hiện có với các hệ thống mới được triển khai. Từ đó, giúp doanh nghiệp có được góc nhìn rộng hơn về tình trạng hoạt động hiện tại của chính doanh nghiệp đó.

 

Xem thêm:

 

#DATACENTERS

#BigData

#DataSolutions

———————

𝐃𝐀𝐓𝐀𝐂𝐄𝐍𝐓𝐄𝐑𝐒

𝐆𝐈𝐀̉𝐈 𝐏𝐇𝐀́𝐏 𝐃𝐀𝐓𝐀 & 𝐌𝐀𝐑𝐊𝐄𝐓𝐈𝐍𝐆 𝐓𝐎̂̉𝐍𝐆 𝐓𝐇𝐄̂̉

———————

📌 Địa chỉ: T5, Masteri Thảo Điền, Quận 2, Hồ Chí Minh

🌐 Website: https://datacenters.vn/

📧 Email: contact@datacenters.vn

☎  Hotline: 0911 043 693

Chia sẻ bài viết:
Bài viết liên quan
error: Content is protected !!